Cuộn xuống để đọc bài viết
Example 325x300
Tin Tức Xe

Trung Quốc cấm sử dụng từ xe’tự lái’ và ‘lái thông minh’ khi quảng cáo xe

5
×

Trung Quốc cấm sử dụng từ xe’tự lái’ và ‘lái thông minh’ khi quảng cáo xe

Share this article
Trung Quốc cấm sử dụng từ xe'tự lái' và 'lái thông minh' khi quảng cáo xe

Theo đó, MIIT nghiêm cấm các hãng xe sử dụng cụm từ mơ hồ như “lái xe thông minh” hay “lái xe tự động” khi quảng bá hệ thống hỗ trợ lái tiên tiến (ADAS). Thay vào đó, các hãng phải công khai mức độ tự lái theo hệ thống phân cấp từ 0 đến 5. Hiện nay, phần lớn hệ thống tự lái trên thị trường thuộc cấp 2 (tự động có điều kiện, yêu cầu người lái luôn sẵn sàng can thiệp) hoặc cấp 3 (tự động có điều kiện, cho phép người lái làm việc khác trong một số tình huống).

Các tính năng như Smart Summon của Tesla, cho phép xe tự di chuyển từ bãi đỗ đến vị trí người dùng qua thiết bị thông minh, bị cấm hoàn toàn. Động thái này tương đồng với quá trình điều tra đang diễn ra tại Mỹ nhằm xây dựng khung quản lý cho công nghệ tương tự.

Quy định cũng yêu cầu các hãng xe không được phép vô hiệu hóa hệ thống giám sát người lái. Xe phải có khả năng phát hiện khi tài xế buông tay khỏi vô lăng. Nếu tình trạng này kéo dài quá 60 giây, hệ thống bắt buộc phải kích hoạt các biện pháp an toàn như giảm tốc, bật đèn cảnh báo nguy hiểm hoặc tự động đưa xe vào lề để tránh rủi ro, theo Car News China.

Chưa hết, các hãng xe cũng không được phép triển khai công nghệ tự lái thử nghiệm thông qua cập nhật phần mềm từ xa (OTA). MIIT yêu cầu mọi công nghệ phải được hoàn thiện trước khi đến tay người dùng, dẫn đến việc giảm đáng kể tần suất cập nhật phần mềm.

Động thái này được đưa ra sau vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra hồi tháng 3/2025 liên quan đến mẫu sedan SU7 — dòng xe bán chạy của Xiaomi. Kết quả điều tra sơ bộ cho thấy, chiếc xe đã bốc cháy sau khi va chạm với cột bê tông bên đường ở tốc độ 97 km/h, chỉ vài giây sau khi người lái tiếp nhận lại quyền điều khiển từ hệ thống ADAS, làm dấy lên nhiều lo ngại về mức độ an toàn của các công nghệ lái xe hỗ trợ.

Tại Trung Quốc, Bắc Mỹ và châu Âu, việc thử nghiệm xe tự lái cấp cao (cấp 3-5) luôn được kiểm soát nghiêm ngặt. Tuy nhiên, các hệ thống tự lái cấp thấp như cấp 2 (ví dụ Autopilot của Tesla) thường được quản lý lỏng lẻo hơn, gây ra nhiều tranh cãi. Quy định mới của MIIT đánh dấu bước tiến trong việc nâng cao an toàn và minh bạch trong ngành công nghiệp xe tự lái.

Thời gian qua các hãng xe tại Trung Quốc đang ồ ạt tung ra những mẫu xe mới có tích hợp ADAS – xem đây là yếu tố quan trọng để hút khách trong cuộc cạnh tranh giá ngày càng khốc liệt, thì quy định này càng trở nên cần thiết để kiểm soát và đảm bảo an toàn cho người lái.

Hồi tháng 2/2025, BYD ra mắt ít nhất 21 mẫu xe giá rẻ, khởi điểm dưới 10.000 USD, đi kèm tính năng “lái xe thông minh” miễn phí. Ngay sau đó, các đối thủ như Leapmotor và Toyota cũng nhanh chóng nhập cuộc với những dòng xe giá mềm cùng tính năng tương tự.